-
- Tổng tiền thanh toán:
Các cách xử lý sàn nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả nhất
1. Hậu quả khi sàn nhà vệ sinh bị thấm nước
Nhà vệ sinh bị thấm dột có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề mà bạn không ngờ đến.Không chỉ gây mất thẩm mỹ cho gia đình bạn mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Sàn nhà, tường nhà vệ sinh bị ẩm mốc, rong rêu và các vết ố vàng loang lổ xuất hiện gây mất thẩm mỹ, tốn nhiều chi phí để cải tạo lại.
Sàn nhà, tường nhà vệ sinh bong tróc vữa, nứt nẻ làm vi khuẩn, nấm mốc phát triển và len lỏi vào phá vỡ kết cấu gạch tường dẫn đến tường nhà nhanh xuống cấp.
Sàn nhà dễ bị trơn trượt do hình thành rêu mốc mảng bám gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình.
Tường bị rò rỉ ngấm nước còn dẫn đến tình trạng hở điện, chập điện và cháy nổ. Đây là trường hợp rất nguy hiểm cho an toàn của gia đình bạn.
2. Các nguyên nhân sàn nhà vệ sinh bị thấm
Do mặt sàn nhà vệ sinh bị nứt, hở
Sàn bê tông nhà vệ sinh bị nứt là nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm nhiều gia đình gặp phải. Nguyên nhân thường là do kết cấu xây dựng lún, do nứt ngay từ ban đầu lúc do đan thép bị lỗi. Hoặc do nhà bên cạnh xây dựng gây chấn động làm nứt sàn nhà vệ sinh
Bề mặt nhà vệ sinh thường được lát gạch. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc lát gạch không được kín, bị hở dẫn đến tình trạng ngấm nước.
Nước bị thấm do hộp kỹ thuật
Với trường hợp nước bị thấm do hộp kỹ thuật thì nước thường thấm một cách chậm từ từ. Sau đó gây ra các vết loang lổ tường. Nếu nhà vệ sinh nhà bạn là sàn âm thì nguyên nhân là do phần tiếp giáp giữa các ống với hộp kỹ thuật gây nên rò rỉ nước ngấm ra ngoài.
Mặt sàn nhà vệ sinh không đảm bảo
Sàn nhà vệ sinh được lát ghép nhưng các mạch tiếp giáp không được kín. Độ dốc sàn không được đảm bảo nên khiến nước tích tụ lâu ngày dễ thấm và ngấm dần xuống dưới
Hệ thống đường ống nước
Ống nước là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Trong quá trình thi công có thể miệng cống không được đảm bảo vì thế trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt có thể ngấm qua miệng cống, thấm vào mao mạch của công trình.
Do thời tiết hoặc tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến đường ống nước gây nên tình trạng bị rò rỉ hoặc nứt vỡ vì vật sẽ dẫn tới hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm, dột.
Nước mưa ngấm
Do tường nhà không được xử lý chống thấm bề mặt ngoài tường hoặc chống thấm chưa được tốt nên nước mưa thấm ngấm từ bên ngoài thông qua tường rồi tích tụ vào bên trong nhà vệ sinh.
3. Các biện pháp nổi trội khi lựa chọn chống thấm cho sàn nhà vệ sinh
Sau khi bạn đã có đánh giá về thực trạng để xác định nguyên nhân cũng như định hướng các biện pháp xử lý chống thấm.
Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika
Sika là một trong những chất chống thấm được ưu tiên sử dụng đầu tiên khi xử lý chống thấm nhà vệ sinh.
Ưu điểm chống thấm Sika:
-
Trộn nhanh
-
Dễ quét
-
Không cần thêm nước
-
Khả năng bám dính tốt
-
Ngăn nước thấm qua
Quy trình các bước cụ thể:
Bước 1: Vệ sinh thi công
- Với công trình mới hoàn thiện phần thô: Dọn dẹp, vệ sinh bề mặt cần xử lý chống thấm.
- Với công trình cũ: Tháo dỡ các thiết bị đang được lắp đặt trong nhà vệ sinh. Dánh giá tình trạng và tiến hành bóc lớp vỏ ngoài hoặc không.
Bước 2: Tiến hành chống thấm cho sàn nhà vệ sinh
- Tiến hành đục mặt bê tông xung quanh ống nước đã lắp sẵn với diện tích khoảng 10mm x 10mm.
Tuy nhiên trong trường hợp ống nhựa chưa được lắp đặt, định vị ống và dựng ván khuôn phía mặt dưới.
- Chờ sau khi mặt bê tông đã được làm sạch và khô hãy phủ chất kết nối Sikadur 732 lên bề mặt và đổ Sikagrout 214 -11 xung quanh ống khi lớp kết nối vẫn còn dính.
- Thi công lớp Sika Primer 3 lên các mặt của rãnh xung quanh đường ống sau đó bơm Sikaflex Construction AP vào rãnh và để qua 1 đêm.
- Sau lớp 1 bạn tiếp tục thi công lớp 2 – 3 lớp dung dịch pha loãng Sikaproof Membrane với 20-50% nước. Dùng chổi quét sơn hoặc thiết bị phun. Cần đảm bảo mức tiêu thụ là 0.6 kg/m2
- Sau khi lớp lót khô hoàn toàn bạn hãy trộn vữa kết nối Sika Latex và thi công lên lớp lót với chiều dày từ 1-2mm
- Tiến hành trộn vữa chống thấm với Sika Latex với tỉ lệ 40-50 lít Sika Latex cho 1m3 vữa và quét lên lớp kết nối Sika Latex còn ướt
Bước 3: Bạn chờ và thử nghiệm sau 24 giờ xem còn tình trạng ngấm nước nữa không nhé. Nếu không còn tình trạng ngấm nước bạn hãy láng lớp bảo vệ chống thấm là hoàn thành.
Cách chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng chống thấm
Ưu điểm chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng chống thấm:
- Tiến độ thi công nhanh, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết
- Lớp màng dày 3-5mm chống thấm hoàn hảo.
Quy trình các bước thực hiện:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ, không còn bụi bẩn bề mặt thi công. Nếu mặt bằng không phẳng cần phải xử lý đê bề mặt sàn bằng phẳng.
Bước 2: Tiến hành chống thấm bằng màng chống thấm
Sử dụng đèn khò khí gas làm nóng mặt sàn.
- Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn cần thi công
- Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải nhựa bitum cho chảy lỏng đều rồi nhanh tay tiến hành dính xuống mặt sàn khi mặt nhựa chảy..
Bạn nhanh tay dán kỹ hoặc dùng gioăng trương nở để quấn quanh chỗ cổ ống để tránh bị nước thấm.
Chân tường cần được dán cao khoảng 15-20cm để đảm bảo chỗ vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm.
Sau bước dán màng khò nóng xong bạn tiến hành trát xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.
Bước 3: Nghiệm thu và thử nước
Chờ sau khi lớp chống thấm khô bạn hãy ngâm thử nước trong vòng 24 giờ và nghiệm thu chất lượng công trình.
Trên đây quy trình xử lý sàn nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất để khắc phục sớm tình trạng sàn nhà vệ sinh bị thấm.