Cách khắc phục tình trạng nền nhà bị lún

Sau khi xác định được nguyên nhân nền nhà bị lún, chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào đó để khắc phục. Tuy nhiên, một số nguyên nhân lún nền không hề dễ khắc phục như sống gần nơi có nhiều xe tải lớn đi qua hay móng yếu.

Dấu hiệu nhà bị sụt lún

Nhà bị sụt lún có những dấu hiệu rất rõ ràng như sàn nhà bị nứt ra, vết nứt càng to ảnh hưởng càng lớn đến cuộc sống, việc đi lại của người sống trong gia đình. Một số dấu hiệu dễ nhận biết khác của tình trạng sụt lún nền nhà như sau:

Đất co lại do nguồn nước ngầm tràn vào

Tường nhà, cột nhà, trần nhà, nền nhà bị nứt dọc

Vết nứt to ra qua từng ngày, từng tuần

Ngôi nhà bị nghiêng về một phía trong những trường hợp sụt lún nghiêm trọng

Nguyên nhân nền nhà bị lún

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nền nhà bị lún bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân chính gây lún nền nhà như sau:

Nền nhà lún do kết cấu sai

Nguyên nhân đầu tiên là tính sai lực lún hoặc kết cấu móng không chuẩn. Hoặc trong quá trình thi công, vì một lý do nào đó mà diện tích móng bị sai so với bản thiết kế ban đầu cũng sẽ gây nên hiện tượng lún.

Quá trình thi công qua loa, không tỉ mỉ hoặc rút bớt vật liệu dẫn đến cấu trúc móng không chắc chắn.

Người thiết kế khi tính lực thường hay bỏ qua tác dụng tăng thêm lực đứng của mô-men ban công khiến lực của ban công lớn hơn lực bên trong nhà dẫn đến phản lực đất nền không hợp lý.

Nền nhà bị lún do cấu tạo sai

Do địa mạch của các dòng nước ngầm hoặc do mưa lớn kéo dài cũng gây nên hiện tượng sụt lún.

Do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm này có thể bị chảy, làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.

Do dòng chảy, cát có thể chuyển dịch, hay do công trình kề cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ này có thể bị sụt lở. Hay chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau, có thể tạo lún không đều.

Sàn nhà được làm bằng vật liệu rẻ tiền

Sàn nhà làm bằng vật liệu rẻ tiền ảnh hưởng lớn đến kết cấu của sàn nhà. Vật liệu rẻ tiền để lâu ngày sẽ bị hỏng hoặc không có độ bền.

Cây cối

Cây cối là một trong những nguyên nhân gây sụt lún nền nhà, đặc biệt là những cây cổ thụ, rễ lớn mọc ngay bên cạnh nhà sẽ kéo theo những hệ lụy như sụt lún nền nhà do rễ cây đâm thủng.

Tay nghề của đội ngũ thi công yếu kém

Đội ngũ thi công có tay nghề yếu hoặc không đủ chuyên môn cũng là một trong những nguyên nhân khiến sàn nhà bị lún khi đưa vào sử dụng.

Cách xử lý nền nhà bị lún

Sau khi xác định được nguyên nhân nền nhà bị lún, chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào đó để khắc phục. Tuy nhiên, một số nguyên nhân lún nền không hề dễ khắc phục như sống gần nơi có nhiều xe tải lớn đi qua hay móng yếu. Nếu bị rơi vào những trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên rời đi nơi khác để sống hoặc phá bỏ nhà cũ và xây mới. Còn không thì hoàn toàn có thể khắc phục bằng những cách sau:

Cách xử lý nền nhà bị lún bằng xi măng

Nếu vết nứt, lún không quá lớn bạn hoàn toàn có thể dùng xi măng để gia cố lại nền nhà. Cách này cho hiệu quả tạm thời và đáp ứng tốt nhu cầu đi lại bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khác cần có chẩn đoán chính xác và xử lý kịp thời. Dưới đây là chi tiết các bước xử lý nền nhà bị lún.

Sơ cứu nền nhà

Tùy vào tình trạng nứt, lún của nền nhà mà chúng ta sẽ có cách sơ cứu phù hợp. Tuy nhiên, sơ cứu chỉ duy trì được việc đi lại bình thường trong một thời gian ngắn và về lâu dài vẫn cần xử lý tận gốc vấn đề.

Điều chỉnh ngôi nhà

Thực tế, điều chỉnh nền nhà là công việc dùng một lực vừa phải để điều chỉnh độ nghiêng, lệch của ngôi nhà. Sau khi hoàn thành ngôi nhà sẽ bị khóa cân bằng để chắc chắn ngôi nhà đứng vững trong tương lai.

Phân tích kết cấu ngôi nhà

Đây là công việc đánh giá lại kết cấu của ngôi nhà dựa trên bản vẽ 3D, qua đó chúng ta sẽ biết được ngôi nhà đang gặp vấn đề ở chỗ nào để khắc phục lại chỗ đó. Cách này tiết kiệm hơn nhiều so với việc phá dỡ căn nhà và xây mới để khắc phục tình trạng nền nhà bị lún.

Các phương pháp giảm thiểu tình trạng nền nhà bị lún

Để giảm thiểu nguy cơ sụt lún các gia chủ và nhà thi công cần chú ý:

Xây dựng nhà đúng tiêu chuẩn, sử dụng vật liệu chuẩn, đảm bảo thi công tỉ mỉ, kỹ lưỡng.

Phân tích kết cấu nền đất chuẩn và xử lý móng đúng tiêu chuẩn.

Tránh trồng cây to gần khu đất của mình.

Xây dựng hệ thống thoát nước tránh nhà bị ngập nước do mưa hoặc lũ lụt.

Bạn đang xem: Cách khắc phục tình trạng nền nhà bị lún
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

x