Nên xây tường 15 hay 20 khi làm nhà?

Nên xây tường 15 hay 20 cho nhà biệt thự là câu hỏi được nhiều gia chủ băn khoăn trước khi bắt đầu xây nhà. Mỗi loại tường lại có những ưu nhược điểm khác nhau phụ thuộc vào vị trí xây dựng và mục đích sử dụng. Cùng Kiến trúc Vinavic tìm hiểu khi xây biệt thự nên lựa chọn loại tường nào trong bài viết dưới đây. 

Nên xây tường 15 hay 20 khi làm nhà?

Làm nhà nên xây tường 15 hay 20 còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan. Chẳng hạn như nơi xây dựng, tình hình khu vực xung quanh, nhu cầu và kinh tế của chủ nhà.

Gia chủ nên lựa chọn tầng 1 xây tường 20 để tạo sự vững chắc, các không gian từ tầng 2 trở lên có thể sử dụng tường 15 nhằm giảm bớt tải trọng các tầng phía dưới. Tường bao chắn quanh nhà cũng nên sử dụng tường 20 để đảm bảo sự kiên cố, an toàn cho gia đình.

  • Nếu xây biệt thự, nhà không liền kề, sát vách nên xây dựng tường 20 để tối đa khả năng chống nóng, chống ẩm và chống ồn.
  • Nếu nhà phố liền kế nên kết hợp cả 2 loại tường 10 và 20. Khi xây bao quanh và liền kề với nhà kế bên nên xây tường 10, còn tường hướng ra mặt đường nên xây tường 20.

Tường 15 có thiết kế như thế nào? 

Tường 15 có độ dày 15cm được xây bằng 1 lớp gạch ống 120mm. Sau khi tô trát, mỗi bên thêm 1.5 cm nên tường sẽ có độ dày là 150mm. Ưu điểm tường có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống nóng tốt. Thông thường người ta sẽ sử dụng gạch 10 xây nhà nhưng khi xây biệt thự đòi hỏi công trình phải kiên cố vững chắc hơn nên tường 15 được ưu tiên hơn cả. 

Tường 15 có tác dụng giống như một tấm chắn phân chia không gian bên trong và khu vực bên ngoài bao quanh biệt thự sao cho đảm bảo chất lượng công trình. 

Ưu nhược điểm khi xây nhà tường 15

Ưu điểm xây tường 15

Nên xây tường 15 hay 20 phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại từng. Tường 15 thường được sử dụng để xây dựng các bức tường chịu lực trong nhà, chẳng hạn như tường ngăn phòng, tường bao che, tường móng... Loại tường này giúp tiết kiệm chi phí so với tường 20 vì có độ dày 150mm. 

  • Tường 15 có ưu điểm là độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, giúp đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. Ngoài ra, còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, giúp tiết kiệm năng lượng cho nhà biệt thự. 
  • Vì có độ dày 150mm nên loại tường này giúp thi công nhanh hơn tường 20 và giảm đáng kế chi phí tiền công thợ. 
  • Tường mỏng nhẹ bởi vậy có khả năng thoát nhiệt nhanh, ít tốn diện tích rất phù hợp xây các biệt thự phố có diện tích đất hạn hẹp. 

Nhược điểm xây tường 15

Ngoài những ưu điểm nổi trội so với tường khác thì tường 15 cũng có những nhược điểm nhất định như:

  • Tường 15 có chiều dày mỏng nên khả năng chống nóng, chống ồn kém hơn so với tường 20. Điều này khiến cho ngôi nhà dễ bị hấp thụ nhiệt vào mùa hè, gây nóng bức. Đồng thời, tiếng ồn từ bên ngoài cũng dễ dàng lọt vào nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt
  • Tường 15 có khả năng chống ẩm kém, nhà dễ bị ẩm mốc gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình
  • Ngoài ra loại tường này khả năng chịu lực kém hơn tường 20, khi bị chịu tác động lực mạnh sẽ khiến ngôi nhà bị nứt, vỡ. 

Tường 20 có thiết kế như thế nào? 

Tường 20 hay còn gọi là tường đôi, có độ dày bằng 2 viên gạch (200mm, mỗi viên 100mm) cộng thêm bề dày mạch vữa liên kết ở giữa 2 lớp gạch (10mm) và 2 lớp vữa tô tường bên ngoài (5mm x 2 = 10mm) nên tổng độ dày là 220mm. 

Ưu điểm của tường 20

Nhờ ưu điểm về độ dày vì thế tường 20 có độ vững tốt, bởi vậy nên xây tường 15 hay 20 còn phụ thuộc vào vị trí xây, thông thường được sử dụng làm tường bao che chắn quanh nhà. Sau đây là một số ưu điểm khác khi xây tường 20: 

  • Nếu căn nhà có không gian tầng 1 gần đường phố ồn ào, khu vực ẩm ướt nên xây tường 20 để chống ẩm, cách ồn tốt cho
  • Với những khu vực không có nhà liền kề như ở quê hay các căn biệt thự, tường bao nên là tường 20 để cách nhiệt, chống ẩm và an ninh tốt
  • Tường 20 có độ dày gấp đôi tường 10, do đó khả năng cách nhiệt, cách âm và chống thấm cũng tốt hơn, giúp cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông và hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài.

Nhược điểm xây tường 20

  • Tăng chi phí xây dựng: Do có độ dày lớn hơn nên tường 20 tốn nhiều nguyên vật liệu và nhân công hơn, do đó chi phí xây dựng cũng cao hơn tường 10.
  • Giảm diện tích sử dụng: Do có độ dày lớn hơn nên tường 20 sẽ chiếm nhiều diện tích hơn, do đó sẽ giảm diện tích sử dụng của ngôi nhà.

Một số câu hỏi liên quan đến nên xây tường 15 hay 20

Nhà phố nên xây tường 15 hay 20?

  • Đối với nhà phố có diện tích nhỏ, nên ưu tiên lựa chọn tường 15 để tiết kiệm diện tích.
  • Đối với nhà phố có nhu cầu sử dụng nhiều không gian, nên ưu tiên lựa chọn tường 20.

Nhà cấp 4 nên xây tường 15 hay 20?

Nhà cấp 4 sử dụng tường 15 là một trong những phương pháp xây dựng tiết kiệm chi phí được rất nhiều gia đình ứng dụng. Tuy nhiên, do nhược điểm chống nóng kém nên những căn nhà cấp 4 thi công tường 10 khiến nhiệt lượng tác động mạnh hơn gây ra nóng bức. 

Nên đảm bảo xây tường 15 cho mẫu nhà cấp 4 ở những nơi có đất cứng chắc, xung quanh có các nhà liền kề để nâng cao khả năng chống chịu lực của căn nhà. Bởi lẽ tường 15 khá yếu và nên ứng dụng xây vách ngăn hoặc xây từ tầng 2 trở lên. 

Nhà ống nên xây tường 15 hay 20?

Nếu căn nhà ở khu vực có địa chất yếu thì cần tường 20 có độ dày lớn để chịu được sức ép của đất. Nhìn chung, tường dày 15cm thích hợp với hầu hết các căn nhà ống tại Việt Nam. Tường 20 chỉ cần thiết cho những ngôi nhà có kích thước lớn, địa chất yếu hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Bạn đang xem: Nên xây tường 15 hay 20 khi làm nhà?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

x